Product && Service Banner

Quan hệ cổ đông

Phân tích cổ phiếu

Như chúng ta đã biết, để đầu tư thành công một mã cổ phiếu hay toàn bộ danh mục, ngoài việc phân tích được đồ thị giá (phân tích kỹ thuật) nhà đầu tư còn cần phải hiểu rõ doanh nghiệp đang mua: sức khỏe tài chính, tình hình kinh doanh và đặc biệt là giá trị thực của cổ phiếu đó.

Tôi ví dụ như thế này VNM vào đầu năm 2018 tăng chạm đỉnh, nếu dựa vào phân tích kỹ thuật, anh em có thể sẽ mua theo xu hướng tăng, đúng không nào? Giả sử như có ai đó siêu giỏi về phân tích kỹ thuật cũng không thể đo lường được nó sẽ về tới vùng 120 như hiện nay. Tôi không có ý chê bai phân tích kỹ thuật vì tôi là tôi xuất thân là một người theo phân tích kỹ thuật. Do đó, tôi hiểu được những hạn chế của nó. Để khắc phục hạn chế của phân tích kỹ thuật, đòi hỏi chúng ta phải hiểu và sử dụng được phân tích cơ bản, mà một trong những phương pháp hữu ích của nó đem lại cho nhà đầu tư chính là định giá trị thực của một cổ phiếu.

GIÁ TRỊ THỰC LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI CẦN TÍNH GIÁ TRỊ THỰC CỦA CỔ PHIẾU?

Tôi xin nói sơ qua một chút về khái niệm giá trị thực (giá trị nội tại) của một cổ phiếu hay của doanh nghiệp cho những ai chưa biết. Giá trị thực khác với thị giá đang giao dịch trên thị trường. Thị giá được xác định bởi cung cầu, đôi khi nó bị thổi giá quá cao do nhiều người quá cần mua nó. Đôi khi nó bị giảm xuống quá thấp vì có nhiều người sợ hãi bán tháo cổ phiếu đó. Nhưng tâm lý này diễn ra trong ngắn hạn và bị tác động bởi một cái tin gì đó bất chợt.

Giá trị thực thì ổn định hơn, nó là "giá trị" của một doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp làm được 100 tỷ lợi nhuận, thì nó đáng giá là 10 tỷ đồng chẳng hạn. Khi nó làm được 200 tỷ, thì nó đáng với cái giá 20 tỷ hoặc hơn.

Theo nguyên tắc bất di bất dịch: về ngắn hạn, thị giá có thể giao dịch lên xuống bất thường nhưng về dài hạn, thị giá sẽ về đúng với giá trị thực mà nó xứng đáng được.
 

​Tại sao giá của FLC vẫn mãi ở vùng 5.000, trong khi VNM đã cao hơn 100.000. Rõ ràng hai doanh nghiệp này kinh doanh khác nhau một trời 1 vực, cho dù giá hiện tại của FLC có bị đẩy lên 100.000 thì rồi nó cũng sẽ về lại 5000 như cũ, vì với vị thế của nó, nó chỉ xứng đáng với giá đó.
Chúng ta cần biết được giá trị thực của một cổ phiếu để:
+ Không mua cổ phiếu ở mức giá đang cao hơn giá trị thực, vì theo thời gian nó sẽ về với giá trị thực.
+ Tìm kiến cơ hội mua cổ phiếu ở mức giá thấp hơn giá trị thực vì theo thời gian, nó sẽ chạy về với giá trị thực.
Sau đây sẽ là 5 bước để định giá một cổ phiếu.
BƯỚC 1: HIỂU DOANH NGHIỆP
Để có thể định giá được doanh nghiệp, điều đầu tiên phải làm là tìm hiểu về doanh nghiệp đó:
+ Kinh doanh cái gì, làm ăn tổng quan có tốt không?
+ Những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Ví dụ chiến tranh thương mại tốt cho ngành dệt may, thủy sản và khu công nghiệp chẳng hạn.
+ Công ty có đang xây dựng dự án nào không?
+ Đối thủ cạnh tranh là ai? Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó là gì?
+ Nội bộ cổ đông như thế nào?
+ Vốn điều lệ, kế hoạch doanh thu, kế hoạch lợi nhuận
+ Kết quả kinh doanh, lợi nhuận,.... trong quá khứ đều phải nắm được.
Lấy những thông tin này ở đâu? Có hai nguồn.
+ Một là trang cafef.vn, bạn có thể gỏ mã cổ phiếu vào ô tìm kiếm và nó sẽ hiện ra hết những thông tin cần thiết.
+ Hai là trang nước ngoài investing.com

BƯỚC 2: ƯỚC LƯỢNG ĐƯỢC DOANH THU VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH KHÁC
Doanh thu là chỉ số đầu tiên cũng là chỉ số quan trọng nhất để định giá, vì từ doanh thu mới ra được những con số khác.
Chúng ta có hai cách để ước lượng doanh thu: là top-down (từ trên xuống) và bottom-up (từ dưới lên)
Ước lượng chỉ số tài chính theo top-down
Tức là bạn tìm kiếm các báo cáo vĩ mô về thị trường chung, về ngành để nắm được thị phần hiện tại của doanh nghiệp từ đó ước lược ra được doanh thu cho năm tới hoặc quý tới.
Ước lượng chỉ số tài chính theo bottom-up
Tức là bạn sẽ lấy thông tin từ trong doanh nghiệp ra để tính toán: công ty có bao nhiêu nhà máy, công suất bao nhiêu, số lượng cửa hàng để tính ra số thành phẩm để bán nhân với giá bán sẽ được giá trị bán hàng cũng chính là doanh thu.
Kết hợp hai con số top-down và bottom-up chúng ta sẽ có được doanh thu ước lượng cho năm tới.
Công việc này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian. Sắp tới Kakata sẽ phân tích và định giá một số loại cổ phiếu để nhà đầu tư tham khảo.
BƯỚC 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
Hiện tại chúng ta có rất nhiều phương pháp để định giá trị thực của một cổ phiếu. Có hai loại mô hình định giá chính:
+ Mô hình định giá tương đối: định giá bằng chỉ số P/E, định giá bằng chỉ số P/B, định giá bằng chỉ số P/S hoặc định giá bằng chỉ số P/EBITDA,...
Ưu điểm là tính nhanh, gọn, đơn giản, giúp nhà đầu tư có cái nhìn tham khảo tương đối
Nhược điểm là đôi khi không chính xác bằng mô hình định giá tuyệt đối.

+ Mô hình định giá tuyệt đối: phương pháp này đòi hỏi phải có sự kỹ càng hơn, chúng ta phải ước lược được lợi nhuận, dòng tiền trong tương lại, sau đó tính toán và chiết khấu về hiện tại. Phương pháp thường dùng là chiết khấu dòng tiền (FCFF, FCFE,...), ngoài ra còn có công thức định giá của Benjamin Graham.
Qua bài sau, tôi sẽ chia sẻ với anh em các phương pháp định giá cụ thể. Còn trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ nêu quy trình chúng để hiểu được cách định giá mà thôi.
BƯỚC 4: LẬP NHỮNG KỊCH BẢN ĐỊNH GIÁ
Bước này khá quan trọng, vì giá trị thực mà bạn tính được phụ thuộc nhiều vào kết quả ước lượng từ doanh thu. Mà doanh thu của một doanh nghiệp lại bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Do đó, chúng ta phải lập ra nhiều kịch bản doanh thu từ đó sẽ có kịch bản cho giá trị thực.
Thông thường chúng ta xác định doanh thu dựa trên 3 kịch bản:
+ Kịch bản cơ sở (Base): kịch bản tốt, doanh thu tăng trưởng
+ Kịch bản thận trọng (Conservative)
+ Kịch bản xấu nhất (Worst): nếu xấu nhất thì doanh thu là bao nhiêu.
Với 3 kịch bản này, chúng ta phải xem xét đến thị phần, công suất, số lượng cửa hàng, yếu tố vĩ mô chi phối,... và đặc ra tình huống giả định.
Tôi ví dụ về kịch bản định giá cho cổ phiếu BSR:

Rõ ràng, giá dầu cho ảnh hưởng đến doanh thu, và từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
BƯỚC 5: SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
Định giá cổ phiếu đã xong, nhưng bước quan trọng nhất vẫn là quyết định dựa trên con số vừa tính được.
Tuy nhiên lưu ý rằng, giá trị thực mà bạn tính không phải là con số tuyệt đối mà là một khoảng giá trị hợp lý. Bởi lẽ, những yếu tố để bạn tính ra con số này toàn là ước lượng, dĩ nhiên nó không chính xác, do đó mà con số cuối cùng bạn tính cũng sẽ có sự sai lệch. Chúng ta nên dùng khoảng hơn là dùng mức tuyệt đối.
Vậy khoảng giá trị nào là hợp lý?
Lấy ví dụ cổ phiếu BSR lúc nãy. Kịch bản tệ nhất và tốt nhất là giá cổ phiếu vào khoảng 13.600 – 22.700 đồng/cổ phiếu.
Nếu giá hiện tại đang là 16.000 đồng. thì tỷ lệ win-loss (thắng / thua) sẽ được tính như sau:

(22.700 – 16.000)/(16.000 – 13.600) = 2.8​
Điều này có nghĩa là nếu bạn mua ở giá hiện tại là 16.000 thì nếu đúng bạn nhận được lợi nhuận gấp 2.8 lần nếu như bạn sai.
Tỷ lệ gần gấp 3 cũng là một con số không tệ đúng không nào.
Quyết định đầu tư hay không là quyền ở bạn.

Thong ke