Product && Service Banner

Quan hệ cổ đông

Phân tích kinh tế vĩ mô, vi mô, ngành

Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp. TTCK còn là nơi để các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận tốt nhất trong một khoảng thời gian nhất định theo chiến lược và cách thức đầu tư riêng. Thực tế đó đòi hỏi các trung gian thị trường, trong đó có các công ty chứng khoán phải cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện nhất cho khách hàng.

APSC tự hào cung cấp các báo cáo phân tích có chất lượng, bao gồm nhưng không hạn chế bởi:
- Phân tích kinh tế vĩ mô, vi mô;
- Phân tích ngành;
- Phân tích cơ bản doanh nghiệp;
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán;
- Phân tích vận động dòng tiền và xu hướng thị trường.

Các bài phân tích:

Vĩ mô và Vi mô

  • Chu kỳ kinh tế
  • Chu kỳ ngành.

Nội tại DN

  • Thị phần mà công ty đang nắm giữ
  • Hiệu quả kinh doanh theo tiến trình thời gian. (nhiều quý, nhiều năm)
  • Năng lực cạnh tranh của DN
  • Năng lực quản trị.
  • Uy tín của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo.

Phân Tích Cơ Bản Chứng Khoán

Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường.

Kim chỉ nam của các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản là đo lường giá trị thực của một công ty cới các chỉ tiêu tài chính như:

  • Tăng trưởng doanh thu
  • Lợi nhuận;
  • Những rủi ro mà công ty có thể gặp phải
  • Dòng tiền…

Sự chênh lệch của giá trị trường so với giá trị thực của một công ty chính là cơ hội đề đầu tư hoặc dấu hiệu cho việc bán chốt lời cổ phiếu.

Phân Tích Cơ Bản Dựa Vào Những Giả Định Sau

  • Mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được.
  • Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.
  • Các sai lệch của mối quan hệ sẽ được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp.

Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. Một số nhà phân tích thường sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền mặt để xác định giá trị của công ty, trong khi đó một số người lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E).Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm:

  • Phân tích thông tin cơ bản về công ty
  • Phân tích báo cáo tài chính của công ty
  • Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty
  • Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động
  • Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu.

Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường.

Các Nhân Tố Cần Chú Trọng Trong Phân Tích Cơ Bản Về Cổ Phiếu 

  • Hoạt động kinh doanh của công ty
  • Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty
  • Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)
  • Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty
  • Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả
  • Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian
  • Kết quả SXKD so sánh với công ty tương tự và với thị trường
  • Vị thế trong ngành
  • Chất lượng quản lý

Phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ phiếu.Gồm 5 cấp độ như sau:

  • Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô
  • Phân tích thị trường tài chính – chứng khoán
  • Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động
  • Phân tích công ty
  • Phân tích cổ phiếu

Trong thực tế, tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể sử dụng một trong năm mức độ phân tích nêu trên

Phân tích về công ty

  • Đánh giá về bộ máy quản lý doanh nghiệp
  • Về nguồn nhân lực
  • Khả năng phát triển sản phẩm mới
  • Thị trường và thị phần
  • Khả năng cạnh tranh

Nhà phân tích có thể sử dụng cách tiếp cận thường được gọi là phương pháp SWOT.

  • Điểm mạnh (Strengths)
  • Điểm yếu (Weaknesses)
  • Cơ hội (Opportunities)
  • Thách thức (Threats)

Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, nhà đầu tư có thể phân loại cổ phiếu thành 6 loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là:

  • Cổ phiếu hàng đầu (blue-chips)
  • Cổ phiếu tăng trưởng (ổn định và bùng nổ)
  • Cổ phiếu phòng vệ
  • Cổ phiếu chu kỳ
  • Cổ phiếu thời vụ.

Riêng trong mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ phiếu, bản chất của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu nhằm dự đoán giá trị nội tại của cổ phiếu đó.Với mục tiêu này, thông thường có 5 phương pháp định giá cổ phiếu là:

  • Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức
  • Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền
  • Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E
  • Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính
  • Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.

Đến đây bạn thấy được việc Phân tích cơ bản của cổ phiếu của một công ty không hề đơn giản.Đòi hỏi bạn phải có lượng kiến thức về kinh tế tài chính đủ lớn.Thêm vào đó bạn phải tích cực tìm hiểu ,tìm tòi tài liệu,thực tế về công ty,theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty đó và đưa ra cho mình một nhận định chính xác.Vì vậy ngoài việc phân tích cơ bản của một loại cổ phiếu bạn nên tìm hiểu thêm về phương pháp phân tích kỹ thuật.Đây là một trường phái củng được rất nhiều nhà đầu tư cái nhân đang sử dụng.Nó giúp cho bạn bù đắp những thiếu sót mà bạn đang còn thiếu ở phân tích cơ bản.

Thong ke